Kiến thức nha khoa

Trường hợp nào cần Nong hàm để điều trị niềng răng?

Trường hợp nào cần Nong hàm để điều trị niềng răng?

Chỉnh nha trả góp

1. Chỉ định nong hàm:

➡️ Vòm hàm quá hẹp: Được xác định bằng cách đánh giá tỉ lệ giữa vòm hàm và tổng thể gương mặt của bệnh nhân. Việc nong hàm sẽ cải thiện mức độ hẹp của vòm hàm.
➡️ Vòm hàm thiếu chỗ sắp xếp răng: Tuy vòm hàm không hẹp nhưng lại không đủ vị trí để toàn bộ răng trong miệng dịch chuyển khi niềng răng thì bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định nong hàm. Với trường hợp này thì mức nong hàm sẽ nhỏ để tránh phá vỡ cấu trúc gương mặt.
➡️ Hàm bị lệch, méo: Đây là trường hợp phức tạp. Khi một trong hai khung hàm bị lệch, méo hẳn về một bên thì bệnh nhân sẽ được nong rộng một bên hàm để bên đó trở nên tương xứng với bên còn lại, tạo ra sự cân đối cho khuôn mặt.

2. Các phương pháp nong hàm?

– Khí cụ nong hàm ở đây thường được chỉ định là các loại hàm nong. Hàm nong sẽ tác động những lực chỉnh nha (orthodontic force) lên răng/ xương ổ răng hoặc xương hàm tạo nên tác động nới rộng cung hàm.
– Với trường hợp hẹp hàm do răng/ xương ổ răng:
🔸 Lực nong hàm sẽ nhỏ, yếu, tác động chậm lên răng, từ đó tác động lên các mô xương xung quanh răng, làm răng dịch chuyển trong xương, khi đó cung hàm sẽ được giãn rộng ra. Hình thức nong này được gọi là NONG CHẬM.
🔸 Với hình thức nong chậm, trung bình mỗi tuần mức độ rộng thêm của hàm đạt được khoảng 0.5 đến 1mm, và mức tối đa có thể đạt được là khoảng 7-8mm, thời gian cần mang khí cụ nong tối thiểu từ 2 đến 6 tháng
🔸 Các khí cụ được chỉ định cho dạng nong chậm này như: Dây cung nong, Khay niềng trong suốt invisalign, Hàm nong Quad helix và hàm nong Transforce…
– Với trường hợp hẹp hàm do xương:
🔸 Ở trường hợp này bác sĩ cần xác định tuổi tăng trưởng của bệnh nhân là bao nhiêu, vì mục tiêu nong hàm trường hợp này là tách đường khớp giữa khi nó chưa cốt hoá hoàn toàn. Nếu bệnh nhân đã hết tuổi tăng trưởng, khi đó đường khớp giữa đã cốt hoá thì sẽ rất nguy hiểm vì đường khớp khi cốt hoá sẽ ko đáp ứng với lực tách đường khớp do khí cụ gây ra, thay vào đó răng sẽ chịu hoàn toàn lực này – vốn là lực lớn quá sức chịu của răng, do đó sẽ gây tác động rất xấu đến răng, thậm chí có thể gây rơi răng ra ngoài chứ không làm rộng cung hàm.
🔸 Hình thức nong xương này được gọi là NONG NHANH, thời gian nong cũng khoảng 4 đến 6 tháng.
🔸 Các khí cụ nong xương thường được chỉ định: Rapid maxillary expander (RPE), Miniscrew- assisted rapid palatal expander (MSE)..
Chỉnh nha mắc cài

Tình trạng khớp cắn sâu điều trị ra sao?

Khớp cắn sâu hay khớp cắn ngập là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà khớp cắn sâu còn gây ra những vấn đề răng miệng khác, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Hôm nay cả nhà hãy cùng Nha khoa Quốc Đạt…

Xem chi tiết
Chỉnh nha trả góp

Trường hợp nào cần Nong hàm để điều trị niềng răng?

Trường hợp nào cần Nong hàm để điều trị niềng răng? 1. Chỉ định nong hàm: Vòm hàm quá hẹp: Được xác định bằng cách đánh giá tỉ lệ giữa vòm hàm và tổng thể gương mặt của bệnh nhân. Việc nong hàm sẽ cải thiện mức độ hẹp của vòm hàm. Vòm hàm thiếu…

Xem chi tiết
nha khoa trả góp

Khớp cắn hở là tình trạng như thế nào?

Khớp cắn hở là một trong những tình trạng vô cùng nghiêm trọng và khó điều trị trong những dạng sai khớp cắn. Hôm nay Nha khoa Quốc Đạt sẽ cùng cả nhà đi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, phương án điều trị các trường hợp khớp cắn hở sẽ giúp…

Xem chi tiết
nhổ răng

Khi nào cần nhổ răng để niềng răng?

Khi nào cần nhổ răng để niềng răng? Trước khi niềng răng, một trong số các vấn đề mà nhiều người quan tâm chính là niềng răng có cần nhổ răng không? Để có câu trả lời chính xác nhất, bạn cần tới phòng khám với bác sĩ uy tín để thăm khám và tư…

Xem chi tiết
niềng răng trả góp

Khớp cắn chéo trong điều trị nha khoa

Khớp cắn chéo là một trong những biến dị của khớp cắn, có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nụ cười và chức năng ăn nhai của hàm răng. Do những tác hại và biến chứng có thể xảy ra nên nhận biết những đặc điểm và cách khắc phục khớp cắn chéo là việc…

Xem chi tiết